Cuộc đời Thăng Long (nhạc sĩ)

Ông tên thật là Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1936 tại Hải Phòng.

Mẹ ông mất ngay lúc sinh ông. Không lâu sau, năm 15 tuổi thì cha mất, ông lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống bằng cây đàn với một nhạc sĩ mù khác. Trong thời gian này, ông đã sáng tác vài bài gửi cho các nhà phát hành nhạc nhưng không được chú ý.

Bài hát nổi tiếng "Quen nhau trên đường về" được ông sáng tác năm 1963 dựa vào điệu nhạc...một đám ma và hình ảnh một quân nhân trẻ từ biệt người yêu trên chuyến tàu ra miền Trung. Chính nhờ bài hát này mà hãng đĩa hát Sóng Nhạc ký độc quyền thâu âm các tác phẩm của ông. Đến hai năm sau (1965), nhiều nhạc phẩm của ông đã được tầng lớp khán giả bình dân Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt như "Gió khuya", "Kiếp giang hồ", "Rượu hồng chị bước sang ngang"...[1]

Nhạc của Thăng long thật bình dị, bình dị đến mức quá nghèo nàn chữ nghĩa.
— Lê Dinh

Ông được nhạc sĩ Đức Nội mời ông làm trưởng ban nhạc Hồ Gươm phụ trách hằng tuần và từ 19 giờ tới 19 giờ 25 chiều thứ sáu trên làn sóng Đài Tiếng nói quân đội với các giọng ca Minh Hiếu, Hà Thanh, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Nhật Trường.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông xuôi xuống Phú Lộc tỉnh Sóc Trăng sống bằng nghề sửa ô dù, bán vé số dạo, đời sống cực kỳ khó khăn, vất vả. Tuy vậy, nói về âm nhạc, ông được thanh niên cũng như lớp người già trong xóm vô cùng thương yêu, kính nể.

Ông qua đời âm thầm ngày 30 tháng 3 năm 2008.